EHP TRÊN TÔM - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Description: EHP đang là dịch bệnh nguy hiểm cho tôm trên quy mô cả nước. Nhiều vụ nuôi tôm đang phải thu hoạch sớm, hoặc mất trắng. Nhiều ao tôm tại các địa phương đang bị bỏ trống vì lo sợ thiệt hại. Nhiều hộ nuôi đang e ngại quyết định cho việc thả giống vào vụ nuôi tiếp theo do lo ngại dịch bệnh EHP trên tôm. Nguyên nhân & cách phòng ngừa như thế nào?
I.VI BÀO TỬ TRÙNG EHP TRÊN TÔM LÀ GÌ?
Được phân loại rất gần với nấm, EHP là một loại ký sinh trùng nội bào bắt buộc. Năm 2004, EHP xuất hiện đầu tiên ở Thái Lan, một loại vi bào tử trùng ức chế tăng trưởng của tôm sú (Penaeus monodon); sau đó, Tourtip và các cộng sự đã tách mầm bệnh khỏi tôm chậm lớn để tiếp tục mô tả và đặt tên cho loài vi bào tử trùng này. Sau đó, phát hiện thêm nhiều trường hợp nhiễm EHP ở tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và tôm xanh (Penaeus stylirostris) nuôi (Tang và các cộng sự, 2015). Sự khác nhau giữa EHP và các vi bào tử trùng khác là EHP phá hủy các tế bào biểu mô hình ống ở gan tụy của tôm, do đó cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng bình thường của chúng. Mẫu cắt mô gan tụy với thuốc nhuộm Haematoxylin và Eosin (H&E) cho thấy các thể vùi trong tế bào chất, trong khi đó các bào tử hình ovan hoặc elip có kích thước 1,1±0,2~0,6-0,7±0,1 μm có thể tạo thành đám. Đôi khi, chúng tôi quan sát được các bào tử di chuyển từ các tế bào bị phân rã vào lòng ống. Nhờ màn hình điện tử nhìn xuyên thấu, có thể quan sát thấy bào tử có đơn nhân. Dưới kính hiển vi điện tử truyền dẫn (TEM), chúng tôi quan sát được bào tử có đơn nhân, một không bào phía sau và đĩa gắn vào sợi cực. Có 5-6 sợi cực bao quanh thành dày đặc electron. (Tourtip và các cộng sự, 2009).
Ảnh chụp hiển vi tế bào biểu mô hình ống Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trên gan tụy của tôm sú nhiễm bệnh.
II.NGUYÊN NHÂN TÔM BỊ NHIỄM EHP
EHP lây nhiễm cho tôm theo chiều dọc: từ nguồn bố mẹ sang ấu trùng tôm con.
EHP lây nhiễm cho tôm theo chiều ngang:
- EHP lây nhiễm cho tôm từ nguồn thức ăn tươi sống, 2 mảnh vỏ và Artemia…
- EHP lây nhiễm cho tôm qua môi trường nước ao: phân tôm, thức ăn dư thừa…
- Vỏ tôm và ngoại ký sinh (trùng loa kèn, zoothamnium, khuẩn sợi…) cũng là một trong những nguyên nhân làm tôm bị nhiễm EHP
Tôm sẽ nhảy size chậm, tăng trưởng không đều (10-40%) sau 25-30 ngày nuôi.
Tôm ăn thức ăn không tăng và giảm dần ăn (50-70%)
Tôm bị EHP, biểu hiện rõ nhất vào giai đoạn 40-60 ngày (khoảng 3-4g/con).
Tôm bị nhiễm EHP nặng sẽ xuất hiện phân trắng và gan tụy sẽ mất màu.
Ban đầu, bên ngoài môi trường nước EHP chủ yếu sống dưới dạng tự do và dựa vào đĩa bám để bám vào các giá thể như khuẩn sợi, trùng loa kèn, vỏ tôm,.. những giá thể trên cũng chính là những nguyên nhân làm tôm bị nhiễm EHP tiềm ẩn. Mục đích của việc này, đó là chúng sẽ tìm cơ hội để xâm nhập và tế bào của tôm. Khi EHP xâm nhập vào được tế bào tôm, chúng sẽ thực hiện quá trình phóng sợi cực ra bên ngoài và ghim vào tế bào của vật chủ. Khi đó, sợi cực của EHP có tác dụng hút các chất dinh dưỡng từ tế bào tôm để nuôi cơ thể chúng phát triển, bên cạnh đó sợi cực này còn có tác dụng giúp EHP sinh sản trong gan tôm (nhân lên trong tế bào biểu mô ống của mô gan) và trong hệ thống đường ruột tôm một cách linh hoạt và nhanh chóng, thông qua việc truyền nhân DNA của mình sang tôm. Thời gian EHP lây nhiễm cho tôm (trong ống gan tụy) từ 10-14 ngày. Bên cạnh đó, đường miệng và ruột của tôm cũng là những nơi EHP thường xuyên “lui tới”.
III.BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA EHP
Tôm nhiễm EHP không biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên có thể làm chậm quá trình điều trị và khiến dịch bệnh lây lan. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả EHP. Khi đã xác định nhiễm bệnh, thường là tôm sẽ không thể khỏi, nên cách duy nhất để xử lý là kiểm soát dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sinh học từ khâu nhân giống đến nuôi trồng.
Quản lý tôm giống
Xét nghiệm PCR để xác nhận tôm giống không nhiễm bệnh.
Đảm bảo thức ăn tươi sống không nhiễm EHP trong giai đoạn chọn lựa.
Khử trùng vật dụng
Các vật dụng trong trang trại và ao nuôi phải được khử trùng trước khi sử dụng
Quản lý môi trường và chất lượng nước
Tăng cường xả nước thải để tránh tình trạng giảm chất lượng nước trong ao nuôi.
Tạt men vi sinh BZT SUPER S vào nước trong ao để ngăn ngừa mầm bệnh hoặc vi khuẩn phát triển.
Tránh dùng thuốc bừa bãi vì sẽ làm hỏng gan tụy của tôm.
Kiểm soát bệnh
Vớt hết tôm chết để tránh lây nhiễm chéo.
Sử dụng tôm giống chất lượng cao (dựa trên phương pháp xét nghiệm PCR).
Cho ăn men tiêu hóa SMAX 3OO 3in1 giúp ngăn ngừa ngay từ ban đầu bệnh phân trắng, đỏ thân, đốm trắng và giúp tôm hấp thu tối đa dinh dưỡng với liều 10g/kg thức ăn và sản phẩm thảo dươc A16 tinh dầu thảo dược giúp khống chế ngay từ ban đầu bào tử EHP, ký sinh trùng Gregarine và vi khuẩn vibrio gây bệnh phân trắng, gan tụy cho tôm với liều 10ml/kg thức ăn
Hy vọng qua bài viết trên, bà con phần nào hiểu được mức độ nguy hiểm, dấu hiệu nhận biết tôm bị ehp cũng như nguyên nhân và cách điều trị bệnh kịp thời.
BIO USA cung cấp đa dạng các chế phẩm sinh học dành cho nuôi trồng thủy sản, giúp bạn có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh cho môi trường nuôi trồng, bà con vui lòng liên hệ đến số Hotline 0949736699 để được giải đáp trực tiếp từ chuyên viên kỹ thuật.